Hành hương đất Phật – Bồ Đề Đạo Tràng

Hành hương đất Phât – Bồ Đề Đạo Tràng

Hoạt động chính: Tu tập ở Bồ Đề Đạo Tràng – Tháp Đại Giác Ngộ và Núi Linh Thứu.

Thời gian: 5 ngày 4 đêm

I. Lịch trình:

Ngày 1: TP HCM – Kolkata – Gaya

23:40 – Làm thủ tục tại sân bay: Đoàn khách tập trung tại Ga Quốc tế – sân bay Tân Sơn Nhất. Quý phật tử quá cảnh tại Kolkata và bay chuyến tiếp theo đến Bồ Đề Đạo Tràng. Đến nơi đoàn sẽ nghỉ ngơi tại khách sạn.

16:00 – Hoạt động Chiêm bái Đại Giác Ngộ Tự: 

Đoàn tập trung tại sảnh lễ tân để di chuyển vào chiêm bái Bồ Đề Đạo Tràng – nơi Đức Thế Tôn thành tựu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Đoàn đi nhiễu 7 vòng quanh bảo tháp.

    • Tháp Đại Giác Ngộ – Ngôi tháp này được vua A Dục xây dựng để tưởng niệm nơi Đức Phật Thích Ca thành đạo vào khoảng 250 năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn.
    • Cội Bồ Đề linh thiêng – Nơi Thái Tử Sĩ Đạt Đa sau 49 ngày thiền định đắc quả vị Phật với hiệu là Thích Ca Mâu Ni Phật. Tại đây đoàn có buổi hành lễ ngắn gọn để bày tỏ lòng thành kính hướng về Đức Thế Tôn.

18:00 – Đoàn trở về khách sạn nghỉ ngơi và dùng bữa tối. Sau đó tùy duyên nghỉ ngơi hoặc vào tịnh tâm và thiền định dưới cội Bồ Đề.

Ngày 2: Hang Khổ Hạnh – Làng Sujata

05:00 – Tu tập: Đoàn ngồi thiền dưới cội Bồ đề – Lạy Sám Hối Hồng Danh và Phát Nguyện.

07:00 – Đoàn dùng bữa sáng tại khách sạn.

08:30 – Tham quạn: Đoàn di chuyển chiêm bái các chùa lân cận Thăm viếng An Việt Nam Phật Quốc Tự Chùa Nhật Bản, Chùa TARA, Chùa Tây Tạng.

11:30 – Đoàn trở về khách sạn dùng bữa trưa.

13:00 – Chiêm bái Hang Khổ Hạnh: Đoàn chiêm bái khu núi Khổ Hạnh Lâm – tên một khu rừng thuộc thị trấn Uruvela (Ưu Lâu Tầng La) nơi Đức Phật dành 6 năm tu khổ hạnh. Đây là nơi đánh dấu một chặng đường quan trọng trước khi Ngài thành đạo.

14:30 – Đoàn chiêm bái làng Sujata

18:30 – Đoàn trở về khách sạn nghỉ ngơi và dùng bữa tối. Sau đó tùy duyên nghỉ ngơi hoặc vào tịnh tâm và thiền định dưới cội Bồ Đề.

Ngày 3: Núi Linh Thứu

05:00 – Đoàn dùng bữa sáng sớm để bắt đầu di chuyển lên xe đi Rajgir.

08:30 – Đoàn tham quan Núi Linh Thứu: nơi hành trì của Đức Phật cũng như các đệ tử của ngài, nơi Đức Phật thuyết giảng những bộ kinh quan trọng như: Kinh Đại Bửu Tích, Kinh Pháp Hoa, … 

– Đoàn sẽ đi bộ lên đỉnh núi tụng kinh và Thăm viếng Hang động của Ngài Anan và Xá Lợi Phất.

11:30 – Đoàn dùng bữa trưa tại khách sạn Rajgir.

13:00 – Đoàn đến Tịnh Xá Trúc Lâm – Ngôi Tịnh Xá đầu tiên của Phật Giáo – Khu vườn vua Tần Bà Sala dâng cho Đức Phật và Chư Tăng.

14:00 – Đoàn thăm viếng khu di tích Đại học Nalanda: Ngôi trường Phật giáo đầu tiên.

15:00 – Đoàn thăm viếng hồ nước Ghora Katora nơi có tượng Phật được xây bằng 45.000 viên đá sa thạch hồng, tượng cao 21m.

18:00 – Đoàn trở về khách sạn nghỉ ngơi và dùng bữa tối. Sau đó tùy duyên nghỉ ngơi hoặc vào tịnh tâm và thiền định dưới cội Bồ Đề.

Ngày 4: Trao giếng

05:00 – Đoàn ngồi thiền dưới Cội Bồ Đề.

07:00 – Đoàn dùng bữa sáng.

08:30 – Đến các làng nghèo để trao giếng.

11:30 – Đoàn dùng bữa trưa tại khách sạn.

13:30 – Trao giếng đến các làng.

16:00 – Đoàn ngồi thiền dưới Cội Bồ Đề tụng Kinh Yêu Thương.

18:00 – Đoàn trở về khách sạn nghỉ ngơi và dùng bữa tối.

Ngày 5: Gaya – Kolkata – TP.HCM

05:00 – Đoàn ngồi thiền dưới cội Bồ đề và chia sẻ cảm niệm hoàn mãn chuyến đi.

07:00 – Đoàn dùng bữa sáng.

08:30 – Đoàn tự do di chuyển mua sắm hoặc tham quan tháp.

11:30 – Đoàn dùng bữa trưa tại khách sạn.

14:30 – Đoàn ra sân bay làm thủ tục.

Kết thúc chuyến hành hương Bồ Đề Đạo Tràng

II. Thông tin tour:

Theo dấu chân Phật đi đến Bồ Đề Đạo Tràng – nơi mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo. Đây là một trong những địa điểm tâm linh quan trọng nhất trên thế giới của Phật Giáo.

Và điều đặc biệt nhất của chương trình chính là hoạt động “Trao giếng nước cho dân nghèo tại khu vực Ấn Độ”. Hoạt động này không chỉ là một sự chia sẻ vật chất, mà còn là cơ duyên gieo hạt từ bi nơi Đất Phật.

Theo tinh thần Phật giáo, chúng ta được khuyến khích đặt lòng từ bi lên hàng đầu và chia sẻ với những người gặp khó khăn. Việc xây dựng giếng nước không chỉ là giúp đỡ vật chất, mà còn là một hành động tình nguyện cao cả, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và mang lại hy vọng cho cộng đồng.

III. Chi phí đã bao gồm: 

  • Vé bay quốc tế khứ hồi.
  • Vé vào cổng tham quan các thánh tích như trường đại học Phật Giáo Nalanda.
  • Viếng thăm chùa của các nước xung quanh Bồ Đề Đạo Tràng.
  • Thiết kế nội dung tu tập thời khóa tại Tháp Đại Giác
  • Núi Linh Thứu – nơi Đức Phật thuyết giảng các bộ kinh Đại Thừa.
  • Núi Khổ Hạnh Lâm – nơi Đức Phật tu 6 năm khổ hạnh.
  • Nghỉ ngơi và ăn uống 3 bữa thoải mái tại khách sạn 3-4 sao.
  • Di chuyển tiện nghi bằng xe máy lạnh đời mới.
  • Visa và bảo hiểm du lịch.

IV. Chi phí trọn gói không bao gồm:

  • Bất kỳ chi phí nào có tính chất cá nhân, ví dụ: Gọi điện thoại, giặt là, khuân vác hoặc bất kỳ dịch vụ nào khác không được đề cập ở trên.
  • Tiền tip cho tài xế/ hướng dẫn viên/ nhân viên khuân vác khách sạn
  • Bất kỳ sự gia tăng nào của chính phủ. Thuế.
  • Các dịch vụ khác không đề cập trong hành trình trên.

V. Thông tin về Bồ Đề Đạo Tràng:

VÙNG ĐẤT BAO PHỦ NĂNG LƯỢNG TỈNH THỨC TỐI THƯỢNG

Bodh Gaya hay Bodhgaya – tiếng Việt là Bồ Đề Đạo Tràng là một thành phố ở quận Gaya, Bihar, Ấn Độ.

Bồ-đề Đạo Tràng, nơi đức Phật giác ngộ, trở thành một nơi thiêng liêng nhất của Phật giáo, là trung tâm hành hương, và là nơi thu hút các nhà khảo cổ, nhà lịch sử, khách du lịch, giới báo chí … tại Ấn Độ và cũng như trên khắp thế giới.

Trải qua bề dày lịch sử hơn 2.600 năm, Bodh Gaya là nơi quan trọng nhất trong cuộc đời của Phật Thích-ca Mâu-ni.

Cái tên Bồ Đề Đạo Tràng được chính thức sử dụng từ thế kỷ 18. Trước đó, nơi này có tên là Uruvela, Mahabodhi, Vajrasana, Sambodhi.

CÂY BỒ-ĐỀ

Cây tọa lạc phía sau đại tháp rất to lớn, tàng lá sum suê bao phủ đầy lá tươi xanh tốt. Đã hơn 25 thế kỷ qua cây bồ-đề cũng đã biết bao lần sanh và diệt rồi lại sanh. Theo ông Alexander Cunningham, thì cây bồ-đề này là cháu chít khoảng đời thứ 20 của cây bồ-đề mẹ và cây này mới hơn 100 tuổi. Cây bồ-đề rất được tôn trọng kính thờ vì đó là biểu tượng cuộc đời và sự giác ngộ của Đức Phật.

THÁP ĐẠI GIÁC

Một điểm thu hút khác là bức tượng Mahabodhi, nằm trong chùa Mahabodhi (còn có tên khác là chùa Đại Giác Ngộ). Bức tượng này tương truyền giống hệt hình dáng của Đức Phật. 

Truyền thuyết kể rằng khi chùa được xây, người ta quyết định đặt một bức tượng nhưng mất một thời gian dài không thể tìm thấy tác phẩm điêu khắc nào đủ tốt. Một ngày kia, một người đàn ông lạ mặt xuất hiện và nói rằng sẽ đảm nhận công việc tạc tượng.

Ông yêu cầu một đống đất sét thơm và một chiếc đèn đặt trong thánh đường của đền thờ. Cửa sẽ phải khóa kín trong 6 tháng. Nhưng người dân nơi đây quá tò mò nên đã mở cửa trước thời hạn 4 ngày. Mọi người bị choáng ngợp khi nhìn thấy bức tượng, nó hoàn hảo đến từng chi tiết ngoại trừ một phần nhỏ trên ngực còn đang dang dở.

Sau đó, một nhà sư ngủ trong thánh đường, mơ thấy Maitriya (Phật Di Lặc) xuất hiện và nói rằng ông chính là người tạo ra bức tượng. Ngày nay, Mahabodhi là bức tượng được tôn kính nhất trong thế giới Phật giáo.

Chùa Đại Giác Ngộ được xây dựng tại nơi Đức Phật đạt được sự giác ngộ chân lý, ngay cạnh cây bồ đề, có lịch sử từ khoảng năm 250 trước CN. Công trình bị phá hủy bởi chiến tranh. Vào thế kỷ thứ 2 TCN, một ngôi chùa mới được xây dựng lại trên chính địa điểm cũ. Chùa Đại Giác Ngộ là một công trình kiến trúc bằng đá, 4 ngọn tháp lớn nằm ở trung tâm và 4 ngọn tháp ở 4 phía. 

Năm 2002, UNESCO đã công nhận chùa là di sản thế giới.

TÒA KIM CANG (VAJRASANA)

Tòa bằng đồng mạ vàng dài 2,28 mét, rộng 1,5 mét và cao 0,9 mét; trên mặt và xung quanh tòa có khắc rất nhiều hoa văn rất mỹ thuật. Tòa nằm bên dưới giữa cội bồ-đề và ngôi đại tháp. Tòa Kim cang là vật thiêng liêng nhất ở Bồ-đề Đạo Tràng vì đây là trung tâm của vũ trụ phát sáng năng lực thức tỉnh từ Đức Phật. Chính tại nơi tòa ngồi này, Đức Phật đã giác ngộ. 

Vì vậy, tòa này là điểm không thể so sánh được, là điểm tối thượng và chỉ có nơi này Đức Phật mới có thể giác ngộ. 

Với lòng tin và sự tín thành này sẽ khiến phát sinh sự thanh tịnh trong nội tâm của chúng ta. Đệ tử Phật tin rằng có những năng lực siêu thoát vô hình đang bao phủ khắp không gian ở Bồ-đề Đạo Tràng và sẽ làm tăng thêm sức mạnh tâm linh của chúng ta trên con đường hoàn thiện trở về tánh giác.

Ngoài ba điểm trên, còn có những vật thiêng liêng khác như là nơi Đức Phật đã trải qua bảy tuần sau khi giác ngộ hoặc có những vật thiêng liêng liên quan đến cuộc đời của Ngài tại Bồ-đề Đạo Tràng như :

    1. Tháp Animeslochana: Nơi Đức Phật đã trải qua 1 tuần vào tuần thứ hai sau khi giác ngộ để ngồi nhìn chăm chú vào cội bồ-đề với ánh mắt biết ơn cây đã che chở cho Ngài suốt thời gian qua.
    2. Trụ Chankramenar: Chạy dọc theo hành lang phía bắc của đại tháp sẽ có một khối xi-măng dài 18,2 mét và cao 0,9 mét; có 18 hình hoa sen khắc nổi lên trên nền để đánh dấu vào tuần lễ thứ ba Đức Phật đã đi kinh hành tới lui thì có 18 đóa hoa kỳ diệu đã hiện lên để đỡ gót chân ngài.
    3. Đền Ratnagraha: là một ngôi đền nhỏ không mái, đánh dấu nơi Ngài ngồi thiền trong tuần thứ tư. Khi Ngài ngồi nơi đây thì thân Ngài tỏa ra những luồng hào quang màu xanh, vàng, đỏ, trắng và cam.
    4. Cây Nigrodha (Ni câu đà) : Trong tuần thứ năm Đức Phật đã ngồi thiền dưới cây này và một người Bà-la-môn đã đến vấn nạn Thế tôn thế nào là ý nghĩa của Bà-la-môn. Đức Phật đáp rằng một người không phải khi sanh ra là Bà-la-môn mà chính là khi chết đi việc ấy mới quyết định tùy theo nghiệp anh ta đã làm trong đời này. Bà-la-môn có nghĩa là Phạm chí và chỉ những người nào tạo nghiệp lành mới có thể sanh thiên thì mới được gọi như thế.
    5. Hồ Rồng Muchalinda: Nơi vua rồng Muchalinda đã hiện lên lấy thân quấn mình Đức Phật và đầu làm tràng cái để che chở cho Ngài khỏi bị mưa gió làm ướt, khi Đức Phật đang ngồi thiền vào tuần lễ thứ sáu.
    6. Cây Ravyatna: Trong tuần lễ thứ bảy sau khi thành đạo, Đức Phật đã ngồi dưới cây này để thiền định và nhận đồ cúng dường từ những vị thương gia cũng như của bốn vua trời.
    7. Trụ đá vua A Dục: Có ba trụ nhỏ do vua A Dục dựng ngay cổng ra vào của đại tháp và một trụ lớn ở trước hồ rồng Muchalinda.
    8. Những kiến trúc quanh tháp: Có vô số những kiến trúc tháp nhỏ, bé, vừa, trung ở chung quanh tháp làm nổi bật sư uy nghi của đại tháp. Đặc biệt những tháp này do những vị vua chúa, quan thần đã xây dựng để nhớ ơn Đức Phật hoặc sau khi họ thành công được một việc gì thì xây tháp để tạ ơn.
    9. Sông Ni-liên-thuyền (Nairanjana): Cách đại tháp 180 mét, sông này ngày nay được gọi là sông Lilajan. Bề rộng của sông gần 1 km. Đây là nơi Đức Phật đã tắm trước khi Ngài lên tọa thiền và thành đạo.
    10. Sujata-Kuti : là nơi nàng Sujata dâng sữa. Vượt sông Ni-liên-thuyền đi về hướng nam 2 km có một miếu nhỏ có hình Đức Phật ngồi thiền và cô gái chăn cừu Sujata dâng sữa, để đánh dấu chính nơi đây Sa-môn Cồ-đàm đã nhận bát cháo sữa từ nàng Sujata cúng dường.
    11. Khổ hạnh lâm: Vượt khỏi sông Ni-liên-thuyền đi xe khoảng 30 phút về hướng Gaya, rồi đi bộ khoảng 1 tiếng đồng hồ nữa sẽ đến một cái núi có hang đá tối. Tương truyền nơi đây Đức Phật đã lưu bóng sau khi chư thiên cho biết nơi đây không phải là nơi thích đáng để Ngài chứng quả.

Bồ Đề cổ thụ mấy nghìn năm

Hội đủ nhân duyên mới được gần

Tôi đi nhặt lá Bồ Ðề,

Treo lên để nhớ lối về của tâm.🔺

#hangbao

Đợi ng phật tử xuất gia hay tại gia cũng phải một lần về chiêm bái tứ động tâm trước khi mãn đời này

VI. Thông tin hỗ trợ:

📞 090 228 3845 (Ms Trân Ngô)

    090778 7609  (Ms Ý)

    079727 7670  (Mr Phát )

🗓 8AM – 5PM

www.dulichhangbao.com

https://www.facebook.com/congtyhangbao/

 

Lịch trình

Lịch trình

Ngày 1: TP HCM – Kolkata – Gaya

Ngày 2: Hang Khổ Hạnh – Làng Sujata

Ngày 3: Núi Linh Thứu

Ngày 4: Trao giếng

Ngày 5: Gaya – Kolkata – TP.HCM

Thông tin tour

Mã tour: NN-03

Lịch trình : 5 ngày 4 đêm

Khởi hành : 06/11/2024

Vận chuyển : Máy bay

Xuất phát : Hồ Chí Minh

Đặt tour